Chuyển đổi số trong ngành lâm nghiệp đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng

02/10/2024

Với phương châm “Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất. Bảo vệ rừng không những duy trì sự sống cho sinh vật và môi trường sống hiện tại mà còn đảm bảo sự sống cho thế hệ tương lai”. Việc bảo vệ rừng một cách thủ công, thụ động, tốn nhiều thời gian, sức lao động dẫn tới hiệu quả bảo vệ thấp, mức thiệt hại cao khi xảy ra sự cố. Áp dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ và phát triển rừng giải quyết tất cả các hạn chế của phương pháp thủ công đang tồn tại.

Khi Cục lâm nghiệp đưa ra Quyết định 34/QĐ-LN-CĐS 2023, về ban hành kế hoạch chuyển đổi số của Cục lâm nghiệp năm 2023, hàng loạt ứng dụng, phần mềm được tạo ra cho ngành lâm nghiệp góp phần nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Một số giải pháp công nghệ dưới dây đang được áp dụng hiệu quả cho nhiều địa phương:  

1. Hệ thống cảnh báo cháy rừng tự động

Hệ thống cảnh báo cháy rừng tự động bao gồm ứng dụng cảnh báo cháy rừng trên máy chủ và trang tin phòng cháy rừng trực tuyến, thiết bị di động. Hệ thống này tự động thu nhận số liệu khí tượng của một khu vực (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, tốc độ gió…) lúc 13h, sau khi phân tích và tổng hợp số liệu để đưa ra bản tin cảnh báo về cấp dự báo cháy rừng.Xem thêm

2. Hệ thống phát hiện sớm cháy rừng

Hệ thống thu nhận thông tin điểm cháy từ trạm thu ảnh vệ tinh, xử lý thông tin điểm cháy, tích hợp cơ sở dữ liệu GIS chiết xuất điểm cháy theo phạm vi huyện, xã, tiểu khu, khoảnh rừng, thôn/bản sau đó nhắn tin kết quả điểm cháy tới thuê bao di động của các thành viên Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng các cấp. Từ đây, sẽ được thông báo tới lực lượng tại chỗ, xác minh điểm cháy và xử lý. Xem thêm

3. Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động

Biển báo bao gồm 5 cấp dự báo cháy, hoạt động theo cơ chế tự động thu nhận các yếu tố khí tượng để tính toán cấp dự báo cháy rừng và điều khiển kim quay đến vị trí cấp cháy trên biển. Đến nay, biển báo cấp dự báo cháy rừng tự động đã ngày càng được cải tiến kể cả về công nghệ, vật liệu cũng như mỹ quan. Xem thêm

4. Bộ quan trắc mặt đất giám sát cháy rừng

Trạm quan trắc mặt đất giám sát cháy rừng sử dụng công nghệ Camera AI hoạt động liên tục 24/24h với tính năng phát hiện các điểm khói và lửa trong phạm vi bán kính 5 km cung cấp kết quả các điểm cháy cho các cấp quản lý. Xem thêm

5. Hệ thống phát hiện sớm mất rừng

Hệ thống dựa trên sự thay đổi chỉ số thực vật NDVI và NRI của khu vực trên ảnh vệ tinh Sentinel để xác định điểm có khả năng mất rừng hoặc thêm rừng. Từ đó, đưa ra báo cáo về thông tin về các khu vực này; cùng với vị trí của chúng trên bản đồ hiện trạng khu vực. Xem thêm

6. Bộ giải pháp quản lý rừng bằng drone

Sử dụng thiết bị bay không người lái “Drone” đang được nhiều đơn vị ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sử dụng trong lâm nghiệp là một bước tiến công nghệ mang tính đột phá; đặc biệt là trong việc giám sát, quản lý và bảo vệ rừng. Giải pháp ứng dụng trong:

- Hỗ trợ trong công tác nghiệp vụ chuyên môn: Các hoạt động khai thác trái phép rừng; Xác định vị trí có khói, cháy rừng với thời gian ngắn nhất; Hỗ trợ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Theo dõi sức khỏe rừng, các loài động vật hoang dã hoặc thực vật; Phân tích lượng lưu trữ carbon; Mật độ và phân bố cây, ước tính trữ lượng và thành phần của lâm phần, …

- Theo dõi và lập kế hoạch quản lý; 

- Giúp chủ quản lý rừng đưa ra các quyết định nhanh chóng và tốt hơn trong từng trường hợp cụ thể. 
Hiện tại, FIS đang nghiên cứu và phát triển bộ giải pháp này và sẽ đưa vào sử dụng trong tương lai gần.

Có thể nói, chuyển đổi số trong ngành lâm nghiệp đã tạo ra mô hình “giám sát rừng thông minh”, giúp công tác giám sát và quản lý rừng diễn ra hiệu quả hơn, nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng của lực lượng kiểm lâm địa bàn; góp phần đẩy mạnh các nỗ lực bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, máy móc hay công nghệ cũng chỉ giảm bớt được tới 80% sức lao động còn lại phụ thuộc vào khả năng quản lý, lập kế hoạch của cán bộ lâm nghiệp.

Tel: 024.3641 3620